Vitamin K thuộc nhóm các vitamin tan trong dầu, có vai trò trong quá trình đông máu, chuyển hóa xương và điều chỉnh nồng độ canxi trong máu.
Vitamin K là chất gì?
Vitamin K là loại vitamin tan trong chất béo tham gia vào quá trình nào của cơ thể, giúp phòng ngừa được căn bệnh.
Vitamin K là một thành phần quan trọng của hệ enzym gan tổng hợp ra các yếu tố đông máu. Vitamin K còn hỗ trợ sự trao đổi chất của xương và trao đổi chất của canxi trong hệ thống mạch máu. Vitamin K cùng với canxi giúp xây dựng hệ xương chắc khỏe.
Có 2 loại vitamin K dạng tự nhiên là Vitamin K1 hay còn gọi là phylloquinone được tìm thấy trong thức ăn tự nhiên và vitamin K2 hay còn gọi là menaquinone được tạo ra bởi các loại vi khuẩn có ích ở trong ruột.
Vai trò của vitamin K
Ngăn ngừa những vấn đề đông máu ở trẻ sơ sinh bị thiếu hụt vitamin K
Điều trị xuất huyết do các thuốc như salicylate, sulfonamide, quinine, quinidine hoặc kháng sinh
Điều trị và ngăn ngừa thiếu hụt vitamin K
Ngăn ngừa và điều trị yếu xương và giảm triệu chứng ngứa trong bệnh xơ gan mật
Uống vitamin K2 (menaquinone) để trị loãng xương, mất xương do sử dụng steroids cũng như hạ cholesterol máu ở những người lọc máu
Thoa lên da để loại bỏ tĩnh mạch mạng nhện, vết bầm tím, vết sẹo, vết rạn da và bỏng
Thoa lên da để trị bệnh trứng cá đỏ, gây mụn đỏ trên da và mặt
Trong phẫu thuật, vitamin này thường được dùng để thúc đẩy nhanh quá trình lành da, giảm sưng và bầm.
Nguồn cung cấp vitamin K
Cơ thể con người có thể tự hấp thu vitamin K dễ dàng từ thực phẩm cung cấp thông qua các bữa ăn hàng ngày. Tuy nhiên cần lưu ý rằng vitamin này tan tốt trong dầu nên nó chỉ hấp thu vào cơ thể tốt nhất khi tiêu thụ cùng chất béo.
Những thực phẩm giàu vitamin K gồm:
Rau cải bó xôi
Basil (húng quế)
Cải xoăn
Bắp cải
Mù tạt
Mùi tây, măng tây, cần tây
Bông cải xanh
Cà rốt
Trứng
Dầu Olive,…
Theo khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng, nhu cầu vitamin K của cơ thể ở thanh thiếu niên dưới 18 tuổi là 75 microgram/ ngày, trên 19 tuổi cần 120 microgram/ngày.
Sự thiếu hụt vitamin K hiếm gặp ở người trưởng thành khỏe mạnh. Tuy nhiên, những người bị rối loạn tiêu hóa nặng hoặc đang điều trị kháng sinh mãn tính là những đối tượng có nguy cơ thiếu hụt vitamin K.